“Học lái xe ô tô có khó không?”, “học lái xe ô tô dễ hay khó?”, học lái xe ô tô trong mấy tháng?”; là những câu hỏi và lo lắng chung của không ít người khi bắt đầu có ý định thi bằng lái xe ô tô. Chắc chắn, bạn sẽ nhận được 2 luồng ý kiến khác nhau là rất dễ và rất khó. Vậy thật hư thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Học lái xe ô tô có khó không, thi có dễ không?
Việc học chưa bao giờ là dễ dàng, dù với bất kỳ ai; bởi nó còn rất nhiều yếu tố liên quan khác. Với việc học bằng lái xe cũng không phải là ngoại lệ. Sự căng thẳng, lo sợ là tâm lý chung của rất nhiều học viên khi lần đầu cầm lái. Những điều này là những trở ngại lớn nhất trong quá trình học lái xe ô tô. Và nếu vượt qua tâm lý này; thì bạn việc chinh phục bằng lái xe ô tô là sẽ dễ hơn rất nhiều.
Tự tập lái xe ô tô ở nhà có được không, dễ hay khó?
Nếu bạn hỏi: “tự học lái xe ô tô tại nhà có khó không?”; thì câu trả lời là rất khó. Bởi bạn là một người mới bắt đầu, bạn sẽ không nắm được quy trình khởi động xe, điều khiển, …. Chưa kể, việc tự học cũng sẽ khiến bạn không nắm rõ các phần lý thuyết. Và chỉ khi tham gia các khóa đào tạo ở những trung tâm; bạn mới có thể biết được những điều trên.
Vậy học lái xe ô tô có gặp khó khăn gì không?
Có nhé! Đây là những khó khăn mà người mới có ý định học lái xe ô tô cần biết:
Tài Liệu Lý Thuyết & Câu Hỏi Ôn Tập Khá Dài
Theo luật mới nhất, thì số câu hỏi lý thuyết sẽ tăng lên thành 600 câu (trước đó 450). Và chỉ có 150 câu được trích ra để làm bộ đề thi lý thuyết.
Trong bộ 600 câu hỏi này sẽ bao gồm cả thông tư, hình vẽ, biển báo, và để thuộc ngần ấy câu là điều không dễ chút nào. Chưa kể trong đề thi sẽ có những câu hỏi “gài bẫy” học viên; bạn phải để ý thật kỹ và suy luận mới có thể tìm được đáp án đúng nhất.
Thực Hành Phải Thật Tập Trung
Tự học thực hành lái xe ô tô có khó không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng xem qua số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an: “Từ 16.11.2017 – 15.6.2019, đã xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 219 người, bị thương 149 người. Trong đó, tai nạn giao thông do xe ô tô chở khách, taxi và xe ô tô tải gây ra, chiếm hơn 45% số vụ, 52.1% về số người chết và 80.5% số người bị thương”.
Đây chưa phải những số liệu mới nhất, nhưng cũng phản ánh thực trạng tai nạn từ xe ô tô, taxi chiếm phần nhiều. Qua đó, bạn có thể thấy dù đã được cấp GPLX nhưng vẫn thường xảy ra những vụ va chạm. Vậy với một người mới bắt đầu như bạn; thì không có gì đảm bảo bạn sẽ an toàn.
Tuy nhiên, cũng một phần lý do đến từ việc đào tạo sát hạch GPLX còn nhiều lỗ hổng. Vì vậy, số giờ đào tạo thực hành phải từ 15 giờ trở lên. Ngoài ra, còn một số những khó khăn khác khi lên xe mới gặp như:
Tâm lý
Tâm lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hành vi của bạn. Nhiều người vì lo lắng, căng thẳng khi lên xe. Dẫn đến việc thực hiện bài thực hành/bài thi không được như ý muốn. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lý thuyết được học với thực hành thực tế đôi khi … nó không giống nhau cho lắm.
Chính sự không giống nhau này đã tạo ra chủ đề “Học lái xe ô tô có khó không?”. Bởi có người không bị tâm lý và ứng biến tốt thì cho rằng nó dễ. Ngược lại, với những bạn không vững tâm lý thì sẽ thấy nó rất khó.
Sử dụng chân phanh, ga và côn khó khăn
Việc học lái xe ô tô dễ hay khó sẽ được trả lời khi bạn phân biệt được chân ga và chân phanh. Nghe thì đơn giản đấy, nhưng để không đạp nhầm chân ga, phanh; đòi hỏi một quá trình thực hành lâu dài của người lái xe. Nếu bạn thường xuyên theo dõi tin tức; thì chắc cũng không lạ gì những vụ tai nạn xe ô tô do đạp nhầm chân ga và phanh.
Vì vị trí giữa chân ga và chân phanh nằm khá gần nhau; nên việc đạp nhầm cho người mới bắt đầu là điều rất dễ xảy ra. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này chính là luyện tập thường xuyên.
Sử dụng cần gạt số chưa thành thục
Vừa mới bắt đầu học lái xe ô tô thì việc sử dụng cần gạt số có khó không? Câu trả lời là rất khó, nó đòi hỏi người lái phải có sự luyện tập thường xuyên. Việc sử dụng cần gạt số trên xe ô tô không hợp lý không chỉ ảnh hưởng đến xe; mà còn vừa dễ xảy ra sự cố không đáng có.
Gặp tai nạn khi sử dụng phanh tay gấp
Ở trên chúng ta đã đề cập đến sự nhầm lẫn giữa chân phanh và chân ga. Nhưng trên xe còn có phanh tay, và sự khác nhau giữa phanh chân và phanh tay là: Phanh chân sử dụng khi xe chạy, phanh tay là dùng để đỗ xe. Việc sử dụng phanh tay gấp; nó tương tự như việc bạn phanh trước xe máy gấp.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc học lái xe ô tô có khó không. Và nếu bạn đã sẵn sàng tham gia khóa học để lấy bằng lái xe ô tô; thì hãy liên hệ với trường đào tạo Lái Xe Sài Gòn ngay hôm nay nhé!