Bằng lái xe B1 là một trong những loại bằng lái phổ biến nhất hiện nay, cho phép người lái điều khiển xe ô tô chở từ 4 đến 9 người. Để có thể sở hữu bằng lái xe B1, bạn cần phải trải qua quá trình học và thi đầy đủ. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về quá trình, kinh nghiệm học và thi bằng lái xe B1 từ A – Z chi tiết nhất. Cùng khám phá ngay nhé!
Điều Kiện Và Thủ Tục Học Bằng Lái Xe Ô Tô B1
Người học lái xe bằng B1 phải đáp ứng đầy đủ điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày tháng năm sinh trong căn cước công dân).
- Cao từ 1m50 trở lên, sức khoẻ tốt, không bị dị tật hay mắc các bệnh liên quan đến thần kinh (theo Thông tư 24 năm 2015 của Bộ GTVT).
Để học lái xe ô tô hạng B1, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định pháp luật. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- 8 ảnh thẻ 3×4.
- Hồ sơ đăng ký học bằng lái xe B1.
- Sơ yếu lý lịch.
- Bản sao thẻ căn cước công dân.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Quy Trình Đăng Ký Học Lái Xe Ô Tô B1 Chi Tiết
1. Đăng ký hồ sơ
Nộp hồ sơ đăng ký học bằng lái xe ô tô B1 tại Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Lái Xe Sài Gòn để được tư vấn, hỗ trợ lựa chọn khoá học phù hợp. Sau khi hồ sơ được chấp thuận, trung tâm sẽ ký hợp đồng và tiến hành đào tạo.
2. Học lý thuyết
Nội dung học lý thuyết bao gồm các quy định của Luật Giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, đạo đức lái xe, cấu tạo và sửa chữa ô tô cơ bản, hệ thống biển báo và biển chỉ dẫn, các tình huống mô phỏng, kiến thức sa hình… Học viên sẽ được cấp phát tài liệu và cơ sở vật chất đầy đủ để học tập lý thuyết.
3. Học thực hành
Nội dung học thực hành bao gồm các kỹ năng lái xe cơ bản như khởi động xe, chuyển số, đánh lái, phanh… Học viên tham gia điều khiển ô tô tại sân tập và đường trường dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên.
Thời gian học thực hành thường kéo dài hơn lý thuyết để giúp học viên nắm vững cách điều khiển và xử lý trong các tình huống khẩn cấp.
4. Học DAT 710km
Học viên cần thực hành lái xe đường trường đủ 710km dưới sự giám sát của thiết bị DAT thì mới đủ điều kiện thi sát hạch bằng lái xe.
5. Bổ túc tay lái (Nếu cần)
Trung tâm tạo điều kiện cho học viên cần rèn luyện thêm kỹ năng lái xe bằng các buổi bổ túc tay lái.
Quy Trình Thi Bằng Lái Xe Ô Tô B1
Kết thúc khóa học, bạn sẽ phải tham gia thi sát hạch lái xe gồm các phần thi như sau:
1. Phần thi lý thuyết
Phần thi lý thuyết lái xe ô tô hạng B1 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian thi 20 phút. Thí sinh đạt phần thi lý thuyết khi trả lời đúng từ 27 câu trở lên (bắt buộc không sai câu điểm liệt) và sẽ được thi tiếp phần thi mô phỏng.
Cấu trúc đề thi được xây dựng dựa theo các đề thi sát hạch nằm trong bộ 600 câu hỏi thi lý thuyết bằng B1.
2. Thi tình huống mô phỏng trên máy tính
Phần thi này yêu cầu thí sinh phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông trên phần mềm mô phỏng.
Bài thi mô phỏng gồm 10 câu, được chọn ngẫu nhiên từ bộ 120 tình huống mô phỏng. Mỗi tình huống tối da 5 điểm, thí sinh đạt 35/50 điểm là vượt qua bài thi và thi tiếp phần thi sa hình.
3. Phần thi thực hành
Trước khi bắt đầu thi thực hành, thí sinh phải nộp đủ lệ phí thi, căn cước công dân, xác nhận số báo dân để được thi. Phần thi thực hành gồm 2 nội dung: lái xe trong sa hình và lái xe đường trường.
+ Bài thi sát hạch sa hình:
Phần thi lái xe trong sa hình phải đạt tối thiểu 80/ 100 điểm thì mới hoàn thành và được thi tiếp bài thi đường trường. Thời gian thi là 18 phút.
Bài thi lái xe gồm có 11 bài chính:
- Bài 1: Xuất phát.
- Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
- Bài 3: Dừng xe và khởi hành dốc.
- Bài 4: Lái xe qua vệt bánh và đường vuông góc.
- Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
- Bài 6: Lái xe qua đường quanh co.
- Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ dọc.
- Bài 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt ngang qua.
- Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng.
- Bài 10: Ghép xe vào nơi đỗ ngang.
- Bài 11: Kết thúc.
+ Bài thi sát hạch đường trường:
Sau khi hoàn thành phần thi sa hình thì sẽ tiếp tục thi lái xe đường trường với 4 bài thi nhỏ: Xuất phát, tăng số – tăng tốc độ, giảm số – giảm tốc độ, kết thúc. Bạn phải đạt tối thiểu 80/100 điểm thì mới vượt qua phần thi này và được công nhận là thi đậu.
Kinh Nghiệm Học, Thi Bằng Lái Xe B1
Dưới đây là một mẹo học, thi bằng lái xe B1 cho bạn tham khảo:
1. Phần thi lý thuyết
Ngoài học bộ đề 600 câu in sẵn thì bạn có thể củng cố kiến thức bằng cách tải và sử dụng phần mềm ôn luyện lý thuyết B1 trên điện thoại, máy tính.
Muốn điểm cao trong kỳ thi lý thuyết, bạn cần nắm chắc chắn những vấn đề sau:
- Ghi nhớ cấu tạo, kỹ thuật điều khiển xe: các chức năng của nút bấm, cách mở – đóng cửa, dùng côn, phanh…
- Hiểu rõ luật giao thông khi điều khiển ô tô: vận tốc tối đa được phép chạy, hệ thống biển báo, làn đường cấm ô tô chạy…
- Kỹ năng giải quyết các tình huống khẩn cấp khi tham gia lưu thông trên đường.
- Các cách di chuyển đặc biệt.
2. Phần thi mô phỏng
Để đạt điểm cao trong phần thi này, thí sinh cần nắm được những kinh nghiệm sau:
- Học lý thuyết về luật giao thông và các tình huống nguy hiểm.
- Luyện tập trên phần mềm mô phỏng. Có nhiều phần mềm mô phỏng thi lái xe B1 được cung cấp miễn phí trên mạng.
- Trong phần thi mô phỏng, thí sinh chỉ có 15 giây để phát hiện và xử lý một tình huống nguy hiểm. Do đó, thí sinh cần chú ý đến thời gian và xử lý tình huống một cách nhanh chóng, chính xác.
- Các phần mềm thi hiện tại đang bị phản ánh có độ nhiễu, vì thế thí sinh nên căn chỉnh thời gian chậm một nhịp để nhấn nút, không nên nhấn quá vội, dễ bị điểm 0.
- Tập trung nhìn đường và quan sát xung quanh để kịp thời phát hiện những tình huống nguy hiểm.
3. Phần thực hành sa hình
Để đạt điểm cao trong phần thi sa hình, thí sinh cần nắm được những kinh nghiệm sau:
- Học lý thuyết về sa hình để có thể hiểu rõ yêu cầu của từng bài thi.
- Luyện tập thực hành sa hình nhằm rèn luyện kỹ năng và phản xạ khi thực hiện các bài thi sa hình.
- Tìm hiểu kỹ quy định về sa hình để tránh mắc lỗi khi thực hiện bài thi.
- Luôn kiểm tra xe trước khi thực hiện bài thi nhằm đảm bảo xe trong tình trạng tốt nhất.
- Tuân thủ các biển báo và tín hiệu chỉ dẫn khi thực hiện các bài thi.
Quá trình thi cần chú ý:
- Lên xe, thắt dây an toàn, chỉnh ghế, gương chiếu hậu và chỉnh vô lăng đúng tư thế.
- Khởi động xe, đi chậm, quan sát xung quanh và bật đèn xi nhan trước khi rẽ.
- Lựa chọn tốc độ phù hợp với từng bài thi.
- Không được để bánh xe đè vạch giới hạn của sân thi.
- Thực hiện bài thi theo đúng quy định.
- Kiểm tra xe trước khi rời khỏi sân thi.
4. Phần thi thực hành đường trường
Phần thi thực hành đường trường có mức độ thực tế, không chậm như khi thi sa hình. Tuy nhiên, thí sinh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Làm chủ tốc độ
Nhiều người mới lái xe ô tô thường quá hồi hộp mà không làm chủ được tốc độ lái. Do đó, bạn cần làm quen tay lái và giữ lái cân bằng khi bắt đầu học thực hành lái xe.
Lúc mới đầu học thì nên luyện tập ở tốc độ thấp, sau đó tăng dần lên. Nếu đã có thể làm chủ được tốc độ thì có thể thực hành thêm một vài kỹ năng phức tạp hơn như lùi xe, đề pha lên dốc, lái xe qua hàng đinh…
- Làm chủ đường di chuyển
Việc di chuyển qua những cung đường lớn, mặt đường bằng phẳng tương đối dễ dàng. Thế nhưng với những tuyến đường ngoằn ngoèo, nhiều chướng ngại vật thì cần nắm chắc cách giữ lái, đánh lái và điều chỉnh xe.
- Tìm hiểu và nắm chắc hệ thống nút trên xe ô tô
Ô tô có nhiều nút điều khiển, chức năng nên nếu không tiếp xúc từ trước thì rất khó để sử dụng thuần thục, chính xác. Bạn cần phân biệt và nắm rõ chức năng từng loại nút. Sau đó dùng thử và tập làm quen trong quá trình học thực hành.
- Xử lý các trường hợp khẩn cấp
Khi thi thực hành, ban tổ chức có thể mô phỏng các tình huống bất ngờ nhằm kiểm tra khả năng xử lý của thí sinh. Do đó, phải thật bình tĩnh, nắm chắc tay lái và khéo léo di chuyển để vượt chướng ngại vật thành công.
- Luyện tập lái xe thực hành thật nhiều
Học phải đi đôi với hành, do đó cần luyện tập thường xuyên trước ngày thi để có thể tự tin đậu kỳ thi bằng lái xe B1.
- Chú ý tác phong
Tác phong lái xe rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả thi thực hành. Do đó, bạn cần chú ý:
- Chỉnh ghế ngồi, gương chiếu hậu và vô lăng.
- Ngồi đúng tư thế và thắt dây an toàn.
- Học viên nữ cần đi giày mềm đế bằng, không đi dép hay giày cao khi học và thi lái xe.
Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Lái Xe Sài Gòn: Chuyên Đào Tạo Và Sát Hạch Bằng Lái Xe B1 Uy Tín HCM
Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Lái Xe Sài Gòn được Sở Giao Thông Vận Tải TP.HCM cấp phép tuyển sinh, đào tạo và tổ chức thi bằng lái B1 số tự động và số sàn. Với nhiều năm hoạt động, chúng tôi tự tin cam kết về chất lượng đào tạo, trang bị tốt nhất về kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên. Từ đó, giúp học viên có kết quả thi tốt nhất cũng như tự tin điều khiển ô tô tham gia giao thông an toàn.
Ưu điểm:
- Là cơ sở đào tạo, thi bằng lái hợp pháp nên hạn chế rủi ro bị giữ tiền mà không được học/ thi, phát sinh chi phí “thêm”.
- Hệ thống phòng học khang trang, đầy đủ tiện nghi phục vụ cho quá trình học lý thuyết.
- Sân tập lái thoáng đãng, rộng rãi, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết của bộ Giao Thông Vận Tải.
- Hệ thống xe tập lái đời mới, trang bị cabin mô phỏng hiện đại.
- Giảng viên chuyên môn cao, kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ học viên hết mình.
- Chương trình đào tạo chuyên nghiệp, bài bản giúp học viên nhanh chóng tiếp cận, nắm vững lý thuyết và thực hành lái xe ô tô.
- Đầy đủ tài liệu, phần mềm hỗ trợ học viên xuyên suốt thời gian học bằng tại trường.
- Chi phí cạnh tranh, trọn gói, không phát sinh.
- Có hỗ trợ riêng những bạn có tay lái yếu để rèn luyện thêm thực hành lái xe ô tô.
Ngoài bằng lái xe B1, trường còn hỗ trợ đào tạo và thi bằng lái xe máy và học thi bằng lái xe ô tô B2, C.
Hi vọng tổng hợp Hướng Dẫn Từ A – Z Học Và Thi Bằng Lái Xe B1 sẽ hữu ích cho bạn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc.