Blog

20220114 20220113 DSC04401

Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Hộp Số Sàn 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số sàn bạn đã biết chưa? Là loại hộp số lâu đời nhất cũng có cấu tạo hộp số sàn đơn giản nhất. Dù vài năm gần đây, các dòng xe ô tô hộp số tự động như xe hộp số ly hợp kép DCT, xe tự động AT, xe hộp số vô cấp CVT,… ngày càng được ưa chuộng hơn, tuy nhiên xe số sàn vẫn có được lượng người sử dụng nhất định. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những hình ảnh hộp số sàn 5 cấp, cấu tạo hộp số sàn ô tô,… mời bạn tham khảo nhé!

Hộp số sàn là gì?

Hộp số sàn hay còn gọi là số tay, tiếng Anh là Manual Transmission – viết tắt MT là loại hộp số mà người lái trực tiếp điều khiển việc thay đổi tỉ số truyền động qua cần số.

Dù hiện tại xe ô tô số tự động đang dần “lấn át” xe hộp số sàn nhưng vẫn có một bộ phận người dùng thích xe số sàn. Lý do chủ yếu vì xe số sàn có giá rẻ hơn, di chuyển tiết kiệm xăng hơn…

Đặc biệt ở xe số sàn, người ta có được cảm giác lái chân thật hơn, bởi có thể hoàn toàn kiểm soát việc chuyển số. Đây là nguyên nhân tại sao hiện vẫn còn nhiều nhà sản xuất ô tô cung cấp song song các phiên bản số sàn và phiên bản số tự động trên cùng một mẫu xe.

Cấu tạo hộp số sàn

Cấu tạo hộp số sàn ô tô thường bao gồm các bộ phận chính sau:

Cấu tạo của số sàn

Cấu tạo của số sàn

Các bánh răng: Đây là bộ phận chính đảm nhận việc thay đổi tỉ số truyền.

Trục hộp số: Với hộp số dọc sẽ có 3 trục gồm trục sơ cấp – trục trung cấp – trục thứ cấp. Với hộp số ngang sẽ sở hữu 2 trục gồm trục sơ cấp – trục thứ cấp.

Bộ đồng tốc: Bộ phận này sẽ giúp tốc độ của những bánh răng được đồng đều khi vào số, tránh tình trạng va đập giữa những bánh răng. Từ đó giúp cho việc chuyển số trở nên mượt mà cũng như trơn tru hơn.

Ổ bi: Bộ phận này sẽ giúp chuyển hoá ma sát trượt thành ma sát lăn, giảm thiểu được tiếng ồn khi hộp số hoạt động, kéo dài được tuổi thọ hộp số.

Vỏ cùng với nắp hộp số: Bộ phận này mang vai trò bao bọc cũng như bảo vệ các chi tiết bên trong hộp số.

Nguyên lý làm việc của hộp số sàn

Sau đây là nguyên lý làm việc của hộp số sàn:

Nguyên lý làm việc

Nguyên lý làm việc

  • Trục sơ cấp chính là trục có những bánh răng xanh lá – bánh răng dẫn động. Đây là trục tiếp nhận mô men truyền từ động cơ thông qua ly hợp vào hộp số.
  • Trục trung gian là trục có các bánh răng đỏ – bánh răng chủ động. Trong các bánh răng đỏ có 1 bánh răng ăn khớp với 1 bánh răng xanh lá trên trục sơ cấp. Do đó, khi trục sơ cấp quay, bánh răng xanh quay thì bánh răng đỏ này cũng quay dẫn đến cả trục trung gian sẽ quay theo.
  • Trục thứ cấp là trục có các bánh răng xanh biển – bánh răng bị động. Từng bánh răng xanh biển sẽ ăn khớp cùng với 1 bánh răng đỏ ở trục trung gian tạo nên những cặp bánh răng tương ứng với từng cấp số. Khi bánh răng đỏ quay, bánh răng xanh sẽ quay theo, làm cho trục thứ cấp quay và dẫn động ra ngoài.

Hộp số sàn có bao nhiêu cấp số thì sẽ có bấy nhiêu cặp bánh răng xanh biển và đỏ, cùng với 1 cặp bánh răng số lùi (cặp bánh răng này có thêm bánh răng trung gian màu tím).

Ví dụ: hộp số sàn 5 cấp sẽ có 6 cặp bánh răng gồm 5 cặp bánh răng số tiến và 1 cặp bánh răng số lùi. Hộp số sàn 4 cấp sẽ có 5 cấp bánh răng gồm 4 cặp bánh răng số tiến và 1 cặp bánh răng số lùi. Đây là thông tin của hộp số sàn 5 cấp.

Nguyên lý hoạt động của số tiến

Trục sơ cấp xanh lá (đầu vào) sẽ truyền động đến trục thứ cấp vàng (đầu ra) thông qua sự ăn khớp của một trong các cặp bánh răng đỏ và xanh biển. Cụ thể khi người lái chuyển đến số nào thì cặp bánh răng xanh biển và đỏ thuộc cấp số tương ứng sẽ ăn khớp với nhau.

Lúc này lực đẩy được truyền từ động cơ > ly hợp > trục sơ cấp của hộp số > trục trung gian > trục thứ cấp > trục dẫn động.

Nguyên lý hoạt động của số lùi

Trong các cặp bánh răng xanh biển và đỏ có 1 cặp bánh răng thêm 1 bánh răng nhỏ trung gian (có thể trên hình là bánh răng màu tím). Đây là cặp bánh răng ở chế độ số lùi (Idle gear).

Khi người lái chuyển cần số về số lùi, bánh răng trung gian màu tím này sẽ ăn khớp với bánh răng xanh biển và đỏ. Lúc này, bánh răng đỏ sẽ dẫn động cho bánh răng xanh biển, nhưng thông qua bánh răng trung gian màu tím làm bánh răng xanh biển quay ngược chiều khiến trục thứ cấp chuyển động ngược. Nhờ đó xe có thể di chuyển lùi.

Lời kết

Trên đây là những thông tin, hình ảnh hộp số sàn 5 cấp và các cấp khác cùng với cấu tạo hộp số sàn ô tô. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào hình dung và hiểu hơn về hộp số sàn. Đừng quên theo dõi Website Trường Dạy Lái Xe Sài Gòn thường xuyên để biết thêm những thông tin hữu ích về: Học lái xe ô tô, bằng lái xe A1 – B2 – C các bạn nhé!

Ngoài ra, nếu cần luyện tập thêm hoặc học bằng lái xe B2 hoặc thi lại bằng lái B2. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ tư vấn chi tiết!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
quy-trinh-dao-tao-va-sat-hach-cap-gplx
© 2021 - Bản quyền thuộc về Trường Dạy nghề Tư thục Lái xe Sài Gòn