Nhiều người mới tập lái xe số sàn chưa quen với việc phối hợp nhịp nhàng giữa chân côn và chân ga. Điều khiến xe dễ bị chết máy khi đang di chuyển. Do đó, người lái nên tìm hiểu cách chạy xe số sàn không bị tắt máy để có thể điều khiển phương tiện tốt hơn. Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Hãy cùng Trường Đào Tạo Lái Xe Sài Gòn khám phá kinh nghiệm cách chạy (lái), kỹ thuật xe số sàn không bị tắt (chết) máy.
Kinh Nghiệm Cách Chạy (Lái), Kỹ Thuật Xe Số Sàn Không Bị Tắt (Chết) Máy
Việc lái xe số sàn có phần phức tạp hơn do người lái sẽ phải tự dẫm chuyển số và sử dụng chân côn. Nếu như người điều khiển không nắm vững được các kỹ năng lái xe cơ bản có thể gây ra tình trạng xe bị chết máy giữa đường. Gây ảnh hưởng xấu đến động cơ, khiến cho xe nhanh xuống cấp hơn.
Dưới đây là 6 cách chạy xe số sàn mà không bị tắt máy. Giúp cho người lái có thể tránh được những tình huống thường gặp khi tham gia giao thông. Gây mất an toàn, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Kinh nghiệm khi dừng xe số sàn không bị tắt (chết) máy
Khi xe đã dừng lại hẳn, người điều khiển bắt buộc phải trả về vạch số 1 nếu như vẫn muốn tiếp tục di chuyển. Ở trong trường hợp tắc đường. Người lái không nên chuyển sang số 2 ngay mà hãy rà côn từ từ. Điều này để giảm tốc độ và tránh tình trạng xe bị chết máy giữa đường. Khi đường đã thông thoáng và xe di chuyển dễ dàng. Người điều khiển mới có thể bắt đầu chuyển sang số 2.
Lưu ý: Khi chuyển số, người điều khiển hãy chuyển theo lần lượt các số theo thứ tự từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 và tránh nhảy số khiến cho xe không đủ lực kéo và gây mất an toàn khi đang tham gia giao thông. Trước khi chuyển sang số lớn, xe cần phải được chạy nhanh hơn để dễ lấy đà. Còn khi xe đang chạy chậm thì trở về vạch số thấp tương ứng để đảm bảo lực kéo. Người lái nên tránh điều khiển xe tốc độ chậm với vạch số lớn. Để hạn chế được tình trạng phương tiện bị rung lên khi vặn tăng ga.
Kinh nghiệm cách chạy (lái), kỹ thuật xe số sàn không bị tắt (chết) máy khi chạy chậm
Đối với ô tô đang di chuyển với tốc độ khoảng 5 – 10 km/h. Người lái hãy chuyển sang vạch số 2. Trong trường hợp khi xe đang chạy lên dốc cao. Bắt buộc người lái phải tăng ga nhẹ từ từ để đồng tốc máy. Sau đó mới từ từ nhả côn ra.
Lưu ý: Việc đạp phanh mạnh khi phương tiện đang di chuyển chậm trên đường rất dễ khiến cho xe bị tắt máy một cách đột ngột. Điều này gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe và người đi gần. Vì thế mà người lái nên rà phanh hết sức nhẹ nhàng cho đến khi xe đạt tới vận tốc an toàn rồi mới cắt côn. Tuy nhiên, việc này cũng tùy thuộc vào từng tình huống của thực tế. Nếu ở trong trường hợp khẩn cấp thì người điều khiển xe không nên cắt côn.
Kinh nghiệm cách chạy (lái), kỹ thuật xe số sàn không bị tắt (chết) máy khi đi số 1 – 2 -3
Khi xe đang di chuyển ở vạch số 1 và 2 nhưng không đủ đà để di chuyển. Người lái cần phối hợp thật tốt và chắc giữa chân côn và chân ga để tránh đi tình trạng xe bị giật hoặc có thể dẫn đến chết máy. Đồng thời không được kéo dài và quá lạm dụng việc rà côn quá đà. Sau khi xe đã bắt đầu có đủ đà để di chuyển. Lúc đó người điều khiển có thể chuyển sang số 3 và đi bình thường.
Từ vạch số 3 trở đi thì ô tô thường sẽ ít bị tắt máy hơn. Trong tình huống cần phải giảm tốc độ lại thì người điều khiển xe cần rà phanh từ từ rồi mới chuyển sang cắt côn ngay để về số thấp hơn. Việc chân đạp phanh trước khi cắt côn chính là để đảm bảo cho xe không bị tắt máy giữa chừng.
Khi xe leo dốc
Một trong những kinh nghiệm cách chạy (lái), kỹ thuật xe số sàn không bị tắt (chết) máy khi đang lên dốc đó là đạp chân phanh sau đó nhả côn từ từ. Cho đến khi nào mà xe và vô lăng rung lên. Sau đó, người lái cần giữ nguyên chân côn và thả nhẹ chân phanh từ từ.
Lưu ý: Tuyệt đối không được thả phanh và chân ga ra ngay lập tức. Vì nó sẽ khiến cho xe bị chết máy giữa đường. Còn về kỹ thuật côn này. Người điều khiển ô tô cần phải tập luyện khá nhiều lần để có thể làm quen dần với cảm nhận với ba bộ phận sau: chân côn, chân ga và phanh xe.
Khi xe vào cua
Khi xe vào cua ngay tại vị trí ở ngã tư vuông góc với vận tốc khoảng từ 50km/h trở xuống. Người điều khiển xe nên đạp côn trước. Sau đó mới rà phanh nhằm để giảm tốc độ xe và tránh đạp nhầm bên chân ga. Sau khi đã ra khỏi đoạn cua mà xe lại bị giảm tốc độ nhiều thì người điều khiển xe nên về số. Còn nếu như xe vẫn di chuyển nhanh thì bạn chỉ cần tăng ga nhẹ như bình thường để xe có thể tiếp tục chạy. Trong trường hợp khi xe vào cua với vận tốc chậm thì người lái không cần phải đạp chân côn.
Khi xe vào cua ở những đoạn đường cong thì người lái không nên đạp chân côn. Đặc biệt nhất là khi mà phương tiện đang đạt tới vận tốc lớn. Bởi điều này chắc hẳn sẽ khiến cho xe bị mất thăng bằng. Xe không bám vững mặt đường và có thể gây ra tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, người lái xe tuyệt đối không được về vạch số trước khi ôm đoạn cua. Phải đợi cho đến khi cua xong, xe dần giảm tốc độ thì mới bắt đầu trả về số. Đây là kinh nghiệm cách chạy (lái), kỹ thuật xe số sàn không bị tắt (chết) máy khi vào cua.
Hướng Dẫn Cách Chạy Xe Số Sàn Cho Người Mới Không Bị Tắt (Chết) Máy
Ngoài việc tìm hiểu cách lái xe số sàn để không bị chết máy. Người mới tập lái cần phải tham khảo thêm ở các sách hướng dẫn chạy xe số sàn đúng cách. Để bảo đảm sự an toàn khi điều khiển phương tiện.
Ra vào số đúng tốc độ
Một điều cơ bản mà bạn cần biết khi lái xe ô tô đó là người điều khiển xe cần phải biết được cách ra và vào số đúng tốc độ. Để tránh bị mài côn hoặc nhảy sang số khi máy đang còn yếu. Khi xe chưa đạt đủ đến tốc độ cần mà người lái đã cho vào số cao thì chắc chắn sẽ khiến cho xe bị ì. Đạp ga xe không tăng tốc lên được (hay còn gọi là chạy ép số).
Thông thường thì ở các hãng xe đều có một ngưỡng sang số nhất định. Trung bình thì sẽ rơi vào khoảng 2.500 vòng/phút và bắt đầu thứ tự từ số 1 vào số 2. Khi vào vạch số hợp lý. Xe sẽ đủ khỏe để chạy vào những số sau giúp cho động cơ được bền hơn. Thêm vào đó, việc thao tác sang số nhanh (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – thả côn từ từ và tăng ga kết hợp).
Điều này sẽ giúp cho người lái làm chủ được phương tiện khi tham gia giao thông. Xử lý chướng ngại vật trên đường được tốt hơn. Hướng dẫn vào số sàn cho người mới lái rất cần thiết nên hãy nắm. Để đảm bảo độ an toàn cũng như giữ được độ bền cho xe.
Sử dụng chân côn hợp lý
Để xe không bị tắt máy và vận hành một cách êm ái, nhẹ nhàng. Người điều khiển xe khi vào số cần phải đạp hết côn. Lúc nhả côn gần hết thì phải dừng lại khoảng 3 đến 5 giây. Khi xe bắt đầu chuyển bánh và sau đó mới bắt đầu từ từ nhả côn ra hoàn toàn.
Dấu hiệu để nhận biết người lái đang sử dụng chân côn đúng cách chính là lúc đạp côn không làm cho xe bị khựng lại hoặc vọt đi khi đang di chuyển. Ngoài ra, phần chân côn không tiếp xúc đột ngột với bánh đà sẽ giúp cho xe được bền hơn và vận hành cũng hiệu quả hơn. Khi di chuyển ở đoạn đường có đông người hoặc những con đường gồ ghề thì người lái xe cũng nên cẩn trọng đệm chân côn thường xuyên để tránh xe có hiện tượng bị giật.
Dừng xe và khởi hành lên dốc
Cách chạy xe số sàn không bị tắt máy khi khởi hành ngang dốc là người lái nên dùng “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga” lặp lại liên tục khi gặp tắc đường trên dốc. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến tay chân dễ bị mỏi. Vì thế để dừng xe và khởi hành liên tục trên dốc, người lái cần phải luyện tập thuần thục kỹ năng sử dụng “côn – ga” để có thể giữ xe ổn định. Cụ thể, người lái âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng được trên dốc, có thể tăng chút ga nếu xe bị tuột lại hoặc giảm chút ga nếu xe hơi nhích lên phía trước.
Tránh về số N (số mo)
Không nên điều khiển xe số sàn về số N (số mo) vì khi đó xe sẽ chạy theo quán tính lao về phía trước khiến người lái không làm chủ được tốc độ hoặc khó xử lý khi gặp chướng ngại vật.
Đặc biệt, người lái tuyệt đối không được về số N khi xe đổ đèo. Xe lao xuống dốc mà chỉ phanh và không có sự hỗ trợ của hộp số trong thời gian quá lâu sẽ khiến phanh bị nóng, quá nhiệt dẫn đến mất tác dụng.
Nếu bạn đang tìm kiếm những khoá học bằng lái xe B1, B2, C1, C2 hãy đến ngay Trường Đào Tạo Lái Xe Sài Gòn. Chúng tôi luôn có những khoá học dành cho bạn. Giúp bạn nắm vững những kiến thức lấy xe và sở hữu tấm bằng lái xe an toàn, hiệu quả. Đến ngay Trường Đào Tạo Lái Xe Sài Gòn để được tư vấn bạn nhé!