Bằng lái xe A1 là loại bằng lái dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm³ đến dưới 175 cm³. Đây là loại bằng lái cơ bản nhất để điều khiển xe máy trên đường phố Việt Nam.
Để đạt được bằng lái A1 đòi hỏi thí sinh phải vượt qua cả phần thi lý thuyết và phần thi thực hành lái xe. Tuy nhiên, chinh phục kỳ thi A1 không phải là điều dễ dàng. Rớt một trong hai phần thi lý thuyết hoặc thực hành là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy, nên làm gì khi thi trượt bằng lái xe A1?
Nếu trượt lý thuyết khi thi giấy phép lái xe A1, thí sinh sẽ không được thi phần thực hành nhưng vẫn có thể thi lại. Với phần thực hành, thí sinh cũng hoàn toàn có thể đăng ký thi lại nếu không vượt qua bài thi. Chỉ cần đăng ký thi lại phần bị rớt, nộp lại lệ phí thi cho trung tâm đào tạo lái xe và ôn tập lại kiến thức/kỹ năng còn thiếu, thí sinh vẫn còn cơ hội sở hữu bằng lái A1.
Những vấn đề thí sinh nên quan tâm khi rớt lý thuyết hoặc thực hành giấy phép lái xe A1 gồm: khi nào được thi lại, được thi lại bao nhiêu lần, được bảo lưu kết quả bao lâu, lệ phí thi lại là bao nhiêu, lưu ý gì để thi đậu, có nên mua bằng hay không,…
Trong bài viết này, Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Lái Xe Sài Gòn sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin khi thi lại lý thuyết hoặc thực hành bằng lái xe A1. Theo dõi bài viết nếu muốn khắc phục kết quả và chinh phục bằng lái xe A1 thành công nhé.
Thi Bằng Lái Xe A1 Gồm Những Phần Thi Nào?
Để được cấp bằng lái xe A1, người dự thi phải trải qua hai phần thi lý thuyết và thực hành. Cụ thể:
- Phần thi lý thuyết: Bao gồm các kiến thức về quy định giao thông, kỹ thuật lái xe, biển báo, quy tắc và các kiến thức liên quan đến xe máy.
- Phần thi thực hành: Bao gồm các bài sát hạch lái xe theo hình số 8, vượt qua đường thẳng, đối diện với vạch cản, di chuyển qua địa hình gồ ghề và thực hiện các thao tác lái xe cơ bản khác. Thí sinh thực hành theo yêu cầu của giám thị và theo Luật giao thông đường bộ một cách chính xác và an toàn.
Đối với người khuyết tật, phần thi thực hành sẽ được thực hiện bằng cách điều khiển xe mô tô ba bánh và yêu cầu lái xe qua một đường dẫn theo hình chữ “Chi”.
Trong quá trình thi, người dự thi cần tuân thủ quy định và hướng dẫn của giám thị để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác trên đường. Sau khi đạt cả hai phần thi lý thuyết và thực hành, người dự thi sẽ được cấp bằng lái xe máy hạng A1.
Trường Hợp Thi Bằng Lái Xe A1 Rớt Lý Thuyết
Nếu trượt lý thuyết khi thi bằng lái xe A1, học viên sẽ không được thi phần thực hành nhưng vẫn có thể thi lại.
1. Cấu trúc phần thi lý thuyết bằng A1
Phần thi lý thuyết A1 được quy định như sau:
- Gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm về luật giao thông đường bộ và kỹ thuật lái xe A1.
- Thời gian làm bài: 19 phút.
- Yêu cầu: Đạt tối thiểu 21/25 điểm, không sai câu điểm liệt.
25 câu hỏi thi lý thuyết sẽ được trích từ bộ 200 câu hỏi ôn tập gồm:
- Khái niệm và quy tắc giao thông (100 câu hỏi).
- Hệ thống biển báo giao thông (65 câu hỏi).
- Sa hình lái xe và kỹ năng xử lý tình huống giao thông (35 câu hỏi).
2. Nguyên nhân thi trượt lý thuyết bằng lái xe máy A1
Phần thi lý thuyết bằng lái xe A1 không khó những vẫn có nhiều học viên thi trượt, do sai câu điểm liệt, không đạt điểm tối thiểu, không thành thạo máy tính.
- Làm sai câu điểm liệt: Trong phần thi lý thuyết A1 sẽ có từ 1 – 2 câu điểm liệt, nếu làm sai các câu này bạn sẽ bị đánh trượt luôn dù các câu khác có trả lời đúng.
- Chưa tìm được cách ôn tập tối ưu: Bộ đề ôn thi các câu hỏi gồm tất cả 200 câu hỏi. Nhiều người quá bận rộn, số lượng câu hỏi nhiều nên không thể dành thời gian ôn tập hết các câu, dẫn đến làm sai nhiều câu và thi rớt.
- Người lớn tuổi, không rành cách thao tác trên máy tính.
3. Thi bằng lái xe A1 trượt lý thuyết thì phải làm sao?
Nếu không may trượt lý thuyết khi thi bằng lái xe A1, học viên sẽ không được thi phần thực hành nhưng có thể thi lại.
Quy trình thi lại phần lý thuyết A1 như sau:
Bước 1: Đăng ký chọn ngày thi khác:
- Liên hệ với trung tâm đào tạo nơi bạn đăng ký thi trước đây.
- Hoặc truy cập website của trung tâm để đăng ký trực tuyến.
Bước 2: Nộp lại lệ phí thi.
Bước 3: Ôn lại lý thuyết:
- Tham khảo tài liệu ôn thi.
- Luyện tập các câu hỏi thi thử.
Bước 4: Đến thi lại theo lịch mới.
Trường Hợp Thi Giấy Phép Lái Xe A1 Rớt Thực Hành
Nếu trượt phần thực hành khi thi bằng lái xe A1, học viên hoàn toàn có thể đăng ký và đợi ngày thi lại. Lần thi lại này học viên không cần phải thi lại phần lý thuyết.
1. Cấu trúc phần thi thực hành bằng A1
Sau khi vượt qua kỳ thi lý thuyết, thí sinh sẽ tham dự phần thi thực hành bao gồm 4 bài thi:
- Đi theo hình số 8.
- Đi qua vạch đường thẳng.
- Đi qua đường có vạch cản.
- Đi qua đường gồ ghề.
Tổng điểm của bài thi thực hành là 100 điểm. Thí sinh phải đạt tối thiểu 80/100 mới đậu phần thi thực hành và được cấp bằng lái xe A1. Nếu trong quá trình thi thực hành mà lái xe chạm vạch, chết máy, chân chống xuống đất sẽ bị trừ 5 điểm, té xe hoặc đi ngược vòng sẽ bị trừ 25 điểm hoặc loại trực tiếp.
2. Nguyên nhân thi trượt thực hành bằng lái xe máy A1?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến học viên thi trượt phần thực hành bằng lái xe A1 nhưng chủ yếu là do: tâm lý lo lắng, tay lái yếu, không quen xe, mắc nhiều lỗi nhỏ hoặc mắc lỗi loại trực tiếp.
- Tâm lý lo lắng, hồi hộp là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi sát hạch lái xe. Nhiều người quá lo lắng mà đã phạm lỗi nhiều nên đã thi rớt.
- Tay lái yếu, chưa tập kỹ các bài thi sa hình. Lỗi này thường gặp ở các chị em phụ nữ.
- Không chịu tập thử bằng xe chip (xe sát hạch) trước giờ thi, dẫn đến việc bỡ ngỡ, không quen xe.
- Mắc quá nhiều các lỗi nhỏ. Với mỗi lỗi nhỏ như chống chân hay chạm vạch thiết bị sẽ bị trừ 5 điểm. Bài thi vòng số 8 là bài thi nhiều học viên mắc nhiều lỗi nhất.
- Mắc lỗi loại trực tiếp. Các lỗi loại trực tiếp gồm: đi sai sa hình, tắt máy hoặc té xe sẽ bị trừ 25 điểm trên tổng số điểm thi.
3. Thi giấy phép lái xe máy A1 trượt thực hành thì phải làm sao?
Nếu trượt phần thực hành khi thi bằng lái xe A1, học viên hoàn toàn có thể đăng ký và đợi ngày thi lại. Lần thi lại này học viên không cần phải thi lại phần lý thuyết.
Sau khi nhận kết quả trượt phần thực hành bằng lái xe máy A1, học viên cần thực hiện theo các bước sau:
- Xác định nguyên nhân: Hỏi giám thị xem nguyên nhân thi trượt thực hành là gì để rèn luyện kỹ càng hơn.
- Luyện tập và học hỏi thêm các kinh nghiệm:
- Phân tích điểm yếu của bản thân và dành thời gian luyện tập cũng như thực hành các bài thi còn yếu kém.
- Học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người thi trước đã thành công.
- Chuẩn bị tâm lý: Giữ tâm lý lạc quan và không nên nản chí. Thất bại là một phần của quá trình học, và việc quan trọng là học hỏi và cố gắng lại.
- Nộp hồ sơ thi lại: Liên hệ với trung tâm đào tạo nơi bạn đăng ký thi để nộp hồ sơ thi lại. Nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu để tiết kiệm thời gian.
Những Thắc Mắc Khi Thi Bằng Lái Xe Máy A1 Rớt Lý Thuyết Hoặc Thực Hành
Những vấn đề bạn nên quan tâm khi rớt lý thuyết hoặc thực hành bằng lái xe A1: khi nào được thi lại, được thi lại bao nhiêu lần, được bảo lưu kết quả bao lâu, lệ phí thi lại là bao nhiêu, lưu ý gì để thi đậu, có nên mua bằng hay không,…
1. Khi nào được thi lại giấy phép lái xe A1?
Thời gian thi lại bằng lái xe A1 sẽ phụ thuộc vào số lần thi lại và quy định của trung tâm đào tạo nơi bạn đăng ký thi.
Cụ thể:
Lần thi lại đầu tiên:
- Tại trung tâm: 2-3 tuần.
- Tại Sở GTVT: 4-6 tuần.
Lần thi lại thứ hai trở lên:
- Tại trung tâm: 3-4 tuần.
- Tại Sở GTVT: 5-7 tuần.
Lý do thời gian thi lại có thể kéo dài:
- Số lượng hồ sơ thi lại ít nên phải đợi đủ học viên để tổ chức thi.
- Thủ tục rút hồ sơ tại Sở GTVT mất nhiều thời gian.
Lưu ý:
- Bạn nên liên hệ trực tiếp với trung tâm đào tạo nơi bạn đăng ký thi để biết chính xác thời gian thi lại.
- Nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp sớm để tiết kiệm thời gian.
2. Thi bằng lái xe A1 được thi lại mấy lần?
Theo quy định hiện hành, không giới hạn số lần thi lại đối với cả phần thi lý thuyết và thực hành bằng lái xe A1.
3. Thời gian bảo lưu kết quả thi là bao lâu?
Nếu bạn không thi lại trong thời gian bảo lưu, bạn sẽ phải thi lại cả phần thi lý thuyết và thực hành. Cụ thể:
- Phần thi lý thuyết: 12 tháng.
- Phần thi thực hành: 06 tháng.
4. Lệ phí thi lại bằng lái xe máy A1 là bao nhiêu?
Lệ phí thi lại bằng lái xe A1 dao động từ 100.000 – 150.000 VNĐ, tùy thuộc vào số lần thi lại và nơi bạn đăng ký thi.
Cụ thể:
- Lần thi lại đầu tiên: 100.000 VNĐ.
- Lần thi lại thứ hai trở lên: 150.000 VNĐ.
Lưu ý:
- Mức phí này có thể thay đổi theo quy định của từng trung tâm đào tạo.
- Bạn nên liên hệ trực tiếp với trung tâm nơi bạn đăng ký thi để biết chính xác mức phí thi lại.
5. Lưu ý gì để thi đậu giấy phép lái xe máy A1?
Đối với bất kỳ cuộc thi nào, nắm vững kiến thức và thực hành liên tục sẽ giúp học viên tự tin cũng như vượt vũ môn thành công, dự thi sát hạch bằng lái xe A1 cũng vậy.
Đối với phần lý thuyết, học viên nên ghi nhớ:
- Tham gia đầy đủ các buổi học giúp bạn nắm vững kiến thức về luật giao thông đường bộ, biển báo, vạch kẻ đường,…
- Có thể sử dụng tài liệu ôn tập hoặc các ứng dụng luyện đề online để ôn tập.
- Luyện tập làm đề thi thử liên tục giúp bạn ghi nhớ các tình huống, làm quen với format đề thi, cách thức trả lời câu hỏi và quản lý thời gian khi thi. Để hiểu rõ hơn về bộ câu hỏi thi lý thuyết cũng như thi lý thuyết bao nhiêu câu là đậu, đọc ngay bài viết thi bằng lái xe A1 bao nhiêu câu là đậu được cập nhật mới nhất hiện nay.
Đối với phần thực hành, học viên nên lưu ý các điểm sau:
Khởi động xe:
- Nhớ kỹ 6 bước khởi động: 1. Kiểm tra – 2. Bật khóa – 3. Vặn ga – 4. Nhả côn – 5. Khởi động – 6. Đi số 1.
- Tập luyện khởi động thành thạo để tránh “chết máy” ngay từ vạch xuất phát.
Vòng số 8:
- Khởi động: Bắt đầu với số 2 (nam) hoặc số 3 (nữ) để đảm bảo xe không bị “chết máy”.
- Giữ tốc độ: Đi đều tay, phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và côn để di chuyển mượt mà.
- Tư thế: Ngồi thẳng, tập trung, giữ thăng bằng và điều chỉnh tay lái linh hoạt.
Đường thẳng:
- Tư thế: Ngồi đúng tư thế, hai tay bám chắc tay lái, mắt hướng về phía trước.
- Tốc độ: Giữ tốc độ ổn định trong khoảng 30-40km/h.
Lưu ý: Không chạm vạch, không chống chân, tập trung quan sát.
Ziczac:
- Tốc độ: Đi chậm rãi, dưới 20km/h để đảm bảo di chuyển chính xác.
- Kỹ thuật: Bẻ lái nhẹ nhàng, phối hợp nhịp nhàng với tay ga.
- Lưu ý: Đi đúng theo chiều mũi tên, tránh đè vạch trắng (trừ 5 điểm/lần).
Đường gồ ghề:
- Tư thế: Giữ chặt tay lái, giảm tốc độ, gập người nhẹ theo nhịp gồ ghề.
- Kỹ thuật: Điều chỉnh tay lái linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng với tay ga.
Lưu ý: Giữ thăng bằng, tránh rung lắc mạnh, không chống chân.
6. Có nên mua bằng khi thi rớt lý thuyết hoặc thực hành bằng lái xe A1?
Tuyệt đối không nên mua bằng lái xe A1 khi thi rớt lý thuyết hay thực hành vì những lý do sau:
- Vi phạm pháp luật: Mua bằng lái xe A1 là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Nguy hiểm cho bản thân và người khác: Lái xe khi không có kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác trên đường.
- Mất đi sự tự tin: Sử dụng bằng lái xe giả sẽ khiến bạn luôn lo lắng, bất an và mất đi sự tự tin khi lái xe.
- Ảnh hưởng đến tương lai: Bị phát hiện sử dụng bằng lái xe giả sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn, ví dụ như khó xin việc làm, đi du học,….
Chính vì vậy, thay vì mua bằng lái xe A1, học viên nên ôn tập lại những phần còn thiếu và đăng ký thi lại. Việc thi bằng lái xe không khó, nếu chịu khó ôn tập và thực hành thì bạn sẽ dễ dàng thi đậu. Bạn có thể tham khảo một số mẹo phân biệt bằng lái A1 thật/ giả chính xác 100% giúp đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cộng đồng.
7. Địa chỉ đào tạo & sát hạch giấy phép lái xe hạng A1 uy tín tại HCM?
Là một trong những đơn vị đào tạo và sát hạch giấy phép lái xe có tỷ lệ đậu cao tại TP HCM, Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Lái Xe Sài Gòn được hàng ngàn học viên tin tưởng đăng ký mỗi năm.
Trung tâm tự tin mang đến cho học viên những cam kết:
- Chương trình bám sát kết cấu bài thi.
- Phương pháp giảng dạy tùy chỉnh theo từng học viên, giúp học viên nhanh chóng làm chủ tay lái.
- Trang thiết bị tiên tiến, sân tập rộng rãi, mô phỏng sát với thực tế.
- Môi trường học tập khang trang, thoải mái, tạo điều kiện tốt nhất cho học viên.
- Giáo viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên.
- Thái độ nhiệt tình, giải đáp mọi thắc mắc và giúp học viên tự tin trên mọi cung đường.
- Mức học phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng học viên.
- Niêm yết công khai, minh bạch, kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Hy vọng với các thông tin mà Trung tâm cung cấp về Rớt Thi Bằng Lái Xe A1 Lý Thuyết Hoặc Thực Hành Nên Làm Gì?, học viên sẽ có thêm thông tin hữu ích vượt qua thất bại, nắm bắt kinh nghiệm, và đạt được mục tiêu có bằng lái xe máy một cách an toàn và thành công.
Nếu muốn thêm thông tin về học và thi bằng lái A1 hoặc các loại GPLX khác, liên hệ với Trung tâm để được hỗ trợ chu đáo và kịp thời nhé.